Trong đông y hạt gấc được coi là một vị thuốc quý, có tên gọi là mộc miết tử. Theo y học hiện đại, trong nhân hạt gấc có 55,3% chất lipít (béo), 16,6% chất protit (đạm), 1,8% tanin, 2,8% xenluloza, 6% nước, 2,9% chất vô cơ, 2,9% đường, 11,7% chất khoáng… Ngoài ra còn có một lượng nhỏ các men photphotoba, invedaxa…
Trong cuốn “Những cây thuốc thông thường” của TS. Võ Văn Chi, hạt gấc màu vàng, vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc, vào hai kinh can và đại tràng có tác dụng chữa mụn nhọt, sưng tấy, tràng nhạc, lở loét, tiêu thũng.
Loại hạt này không hiếm. Nhiều người thu gom lấy nhân hạt gấc mài với rượu hoặc giấm thanh bôi vào những chỗ bị sưng tấy như mụn nhọt rất mau khỏi. Điều bất ngờ là hạt gấc có những công dụng chẳng kém mật gấu, điều này được BS Thu Hương khẳng định trên trang Sức khỏe & Đời sống (cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế). Theo đó, trong chiến dịch kêu gọi con người không giết gấu lấy mật, các nhà khoa học kêu gọi người dân có thể thay thế mật gấu bằng hạt gấc. Những ứng dụng của mật gấu thì hạt gấc đều có thể dùng thay thế được có tác dụng tốt gần như mật gấu vừa đơn giản, dễ làm mà hiệu quả.
Hạt gấc đốt vỏ ngoài cháy thành than (nhân bên trong chỉ vàng, chưa cháy), cho vào cối giã nhỏ, cứ khoảng 30-40 hạt thì cho 400-500 ml rượu vào ngâm để dự trữ dùng dần. Dùng trong trường hợp sang chấn như bị ngã, bị thương, tụ máu bôi rất công hiệu.
Đặc biệt, hạt gấc còn có công dụng chữa viêm xoang hiệu quả. Cần lấy 20 – 25 hạt gấc đem nướng sém đen phần vỏ, phần hạt gấc chín mềm. Sau đó đem giã nhỏ bằng cối, lấy cả phần vỏ đã cháy sém không bỏ đi, ngâm với rượu ngon, sau một ngày là có thể đem ra dùng để trị bệnh viêm xoang.
Dùng tăm bông chấm vào dung dịch hạt gấc ngâm rượu, bôi lên sống mũi. Chờ 2 phút cho thuốc ngấm thì xì hết mủ đặc trong xoang mũi. Thuốc có tác dụng rất nhanh, chỉ cần 2 phút là có thể cảm nhận thấy cơn đau xoang mũi thuyên giảm đến 95%.
Một số lưu ý khi sử dụng hạt gấc:
– Không được uống các thuốc pha chế từ hạt gấc
– Bên cạnh những lợi ích của hạt gấc, bản thân nó cũng chứa những độc tính riêng gây hai. Hạt gấc còn chứa 4 axít độc, gây ngộ độc nguy hiểm khi dùng theo đường uống.
– Phải nướng chín hạt gấc trước khi dùng
– Hạt gấc chỉ nên làm thuốc dùng bôi ngoài da, liều lượng chỉ nên 2-4g/ngày, khi dùng phải nướng chín hạt.
Next
« Prev Post
« Prev Post
Previous
Next Post »
Next Post »