Những cách giúp bé không bị đau, sốt sau khi tiêm phòng

Trẻ sau khi tiêm vacxin thường có biểu hiện đau ở vết tiêm và sốt. Mẹ không nên quá lo lắng, hãy áp dụng những cách sau để giảm đau và hạ sốt cho bé.

1. Chườm đá lên chỗ tiêm

Sau khi tiêm phòng, chỗ da bị tiêm của trẻ sẽ dễ sưng phồng hoặc bị viêm khiến con của đau đớn và khó chịu. Đó là phản ứng thường gặp cho thấy cơ thể đang tiếp nhận vacxin nên mẹ không nên quá lo lắng. Để giảm đau cho con, hãy dùng một viên đá nhỏ xoa lên lòng bàn tay, rồi lấy tay áp nhẹ lên vết tiêm. Hoặc bọc viên đá vào chiếc khăn sữa của bé rồi chườm lên vết tiêm. Khi chườm đá, mẹ lưu ý không thoa trực tiếp đá lên vết tiêm, bởi da của bé rất mỏng manh dễ bị bỏng lạnh. Mỗi ngày mẹ chỉ nên chườm đá 2 - 3 lần, không nên chườm liên tục. Trước khi tiến hành chườm đá mẹ cần rửa tay thật sạch để không làm nhiễm trùng vết tiêm.

Nếu bé sốt nhẹ, mẹ nên áp dụng những cách hạ sốt cho trẻ không cần dùng thuốc. Chỉ trong trường hợp bé sốt từ 38 độ trở lên, mẹ mới dùng thuốc để hạ sốt cho con nhé. Mẹ cũng nên tránh những sai lầm khi hạ sốt cho trẻ để không gây hại cho sức khỏe của bé.

2. Chú ý đến trẻ nhiều hơn

Sau khi tiêm phòng từ 1 - 2 ngày, bạn nên chú ý đến con nhiều hơn. Điều này sẽ giúp bạn biết được những phản ứng phụ của trẻ sau khi tiêm để có các biện pháp xử lý kịp thời. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng khi thấy trẻ bị sốt nhẹ sau khi tiêm chủng bởi lúc này cơ thể trẻ đang phải thích ứng với lượng thuốc vừa được tiêm vào người. Đối với trẻ sơ sinh hoặc dưới 6 tháng tuổi, các mẹ có thể áp dụng phương pháp da tiếp xúc da để giúp trẻ hiểu rằng bạn luôn ở bên cạnh chúng. Mẹ cũng cần biết cách xử lý phản ứng phụ sau tiêm vacxin cho trẻ để hạn chế thấp nhất những trường hợp rủi ro có thể xảy ra.

3. Cho trẻ bú thường xuyên hơn


Sau khi tiêm vacxin, một số trẻ sẽ xuất hiện cảm giác chán ăn, không thích thú với chuyện ăn uống như bình thường vì đang bị đau. Tuy nhiên, bạn cần chú ý không để trẻ bỏ bữa để đảm bảo sức khỏe của con. Tình trạng mất nước đi kèm với các cơn sốt nhẹ thường xảy ra sau khi tiêm vacxin sẽ không có lợi cho trẻ.

Vì vậy, trong giai đoạn này bạn nên cho con mình bú thường xuyên hơn. Biện pháp này giúp con bổ sung lượng nước bị mất đi và làm dịu cảm giác khó chịu do các cơn đau gây ra. Đối với những trẻ không bú mẹ, bạn nên cho con uống nhiều nước và chia nhỏ những bữa ăn chính trong ngày thành nhiều bữa nhỏ để trẻ ăn được nhiều hơn.


4. Gây xao nhãng cho trẻ

Để trẻ quên đi cảm giác khó chịu và đau nhức sau khi tiêm vacxin, bạn hãy giúp trẻ xao nhãng bằng nhiều hoạt động. Bố mẹ có thể kể chuyện, hát, chơi đùa hoặc đưa trẻ đi dạo... Hãy giúp bé trở nên bận rộn để không còn nghĩ tới cơn đau nữa.


5. Đừng buộc trẻ phải đi hoặc di chuyển nếu chúng không muốn

Phần lớn các mũi tiêm vacxin dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều được thực hiện ở phần đùi, ngoại trừ một số mũi tiêm ở bắp tay. Vị trí bị tiêm thường sưng tấy và rất đau nhức, khiến trẻ gặp khó khăn trong chuyện di chuyển. Vì vậy, bạn nên hạn chế cho trẻ di chuyển sau khi tiêm. Việc bò, đứng dậy hoặc bước đi có thể khiến vết tiêm thêm sưng tấy.

6. Chọn những mũi tiêm kết hợp phòng ngừa nhiều bệnh

Hiện nay vacxin thường được tích hợp để có thể phòng nhiều bệnh cùng lúc trong một loại vacxin. Nhờ đó mà số lần tiêm được giảm bớt và trẻ cũng không bị đau đớn nhiều. Bạn nên ưu tiên chọn lựa những mũi tiêm kết hợp này như vacxin 3 trong 1, 5 trong 1, 6 trong 1 để tiêm cho con, thay vì tiêm lẻ từng loại bệnh.
Những cách giúp bé không bị đau, sốt sau khi tiêm phòng Những cách giúp bé không bị đau, sốt sau khi tiêm phòng
910

Bài viết Những cách giúp bé không bị đau, sốt sau khi tiêm phòng

Previous
Next Post »

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục