Khổng Tử một lần đi đến nước Tề, đột nhiên nghe thấy tiếng khóc rất đau lòng. Khổng Tử nói với người phu xe rằng:
“ Tiếng khóc này, nghe thì có vẻ bi thương nhưng lại chẳng phải là tiếng lòng bi thống của người có người nhà bị mất.”
Người phu xe liền đi tiến lên thêm một đoạn đường, thì thấy một người rất không tầm thường, tay cầm một cây liềm có cán dài, đeo khăn trắng, khóc hết sức đau lòng mà chẳng phải là tiếng khóc đau thương.
Khổng Tử dừng xe hỏi :
“ Xin hỏi, ông là ai vậy?”
Người đó đáp rằng:
“ Tôi tên là Thê ”
“ Anh không mặc đồ tang mà sao lại khóc lóc bi thảm như vậy?”
“ Tôi đã phạm phải ba lỗi lầm cực kì lớn, thế như đến bây giờ mới tỉnh ngộ. Thế nhưng giờ có hối hận cũng chẳng kịp nữa rồi.”
“ Ba lỗi lầm ư? Có thể nói cho tôi nghe được không? Hy vọng rằng đó có thể là bài học cho chúng tôi.”
“Tôi khi con trẻ rất thích học hành, thế nhưng đợi đến khi đi khắp nơi tìm thầy học bạn đi khắp nơi về thì cha mẹ đều đã mất rồi. Đây là lỗi lầm đầu tiên của tôi. Khi tôi còn trẻ, tôi phục vụ cho nước Tề, phục vụ cho ông vua kiêu ngạo bạo lực. Đánh mất đi lòng dân, tôi không làm đúng chức trách của mình, đây là lỗi thứ hai. Tôi rất coi trọng bạn của mình. Thế nhưng giờ thì chẳng còn người bạn nào bên cạnh mình nữa. Đây là lỗi lầm thứ ba.”
Nói rồi lại ca thán nói:
“ Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con muốn nuôi mà cha mẹ chẳng còn. Những việc đã qua rồi chẳng thể lấy lại được đó chính là tuổi tác. Có muốn gặp mặt cha mẹ mình cũng chẳng thể gặp lại nữa đó chính là cha mẹ! Tôi chẳng thể nào nhìn thấy họ lần cuối để từ biệt họ.” Nói đến đây người đó lại không kìm được nức nở.”
Khổng Tử thở dài nói với các đệ tử mình rằng:
“ Các con nên ghi nhớ những lời này, những lời này đáng giá để các con ghi nhớ và nhắc nhở bản thân mình.”
Bài học rút ra: Mỗi một đứa trẻ trung thực thật thà đều có một chữ “ Hiếu” đối với cha mẹ của mình. Tin tưởng vào ngày rộng tháng dài, tin vào bản thân mình sẽ có một ngày áo gấm về quê mà quên rằng sự thật quá tàn khốc, cuộc sống quá ngắn, quên rằng có những ân tình mà mãi mãi chẳng thể nào báo đáp được. Quên rằng bản thân mình mới nhỏ bé và mềm yếu biết bao nhiêu trước sự biến đổi của cuộc đời. Hiếu thảo không cần sự hời hợt qua loa mà là hạnh phúc khi những người quanh mình cũng hạnh phúc. Hiếu thảo là trân trọng thời gian cùng cha mẹ, chăm sóc họ khi họ về già.
Next
« Prev Post
« Prev Post
Previous
Next Post »
Next Post »